"Không làm mọi điều ác Thành tựu các hạnh lành Tâm ý giữ trong sạch Chính lời chư Phật dạy" (Kinh Pháp cú, câu 183)

Văn Thù Bồ-tát và 25 Đại nguyện của Ngài

Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa, được biết, Văn Thù Bồ-tát là một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Cađại biểu cho trí tuệ siêu việtBồ-tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa nhưHoa NghiêmThủ Lăng NghiêmPháp HoaDuy Ma Cật… như một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.

Về Văn Thù Bồ-tát

Văn Thù Bồ-tát còn được biết với tên gọi đầy đủ là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát (Bodhisattva Manjusri), Ngài đại diện cho trí huệ về mặt đạo đức, chân lý về mặt tinh thần. Đây là vị Bồ-tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ và ánh sáng của học vấn, thấu triệt chân lý của thế gian đạt được thành quả tu hành bằng phương tiện tri thức. Ngài có khả năng soi rọi và chuyển hóa mọi khổ sở, phiền não, u minh, dục ái, ô nhiễm thành thanh tịnh, đưa chúng sinh vượt qua cảnh giới trần tục, tiến tới thân tâm an lạc, đạt tới sự giải thoát toàn diện cả về thân lẫn tâm.

Văn Thù Bồ-tát cùng với Phổ Hiền Bồ-tát là thị giả theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được xưng Hoa Nghiêm Tam Thánh. Ngài là vị có trí tuệ bậc nhất, theo hầu cận ở vị trí bên trái của Phật tổ để duy trì, ủng hộ Phật pháp, đưa ánh sáng Phật pháp soi tỏa khắp phương khắp cõi. Bên cạnh đó, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng là một trong tứ đại Bồ-tát cùng với Quan Thế Âm Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Địa Tạng Bồ-tát, được tôn làm “biện tài đệ nhất”.

Hình tượng Văn Thù Bồ-tát thường được miêu tả với dáng ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen, đôi khi cưỡi trên lưng một con sư tử màu xanh. Biểu tượng đặc thù của Ngài là lưỡi gươm bốc lửa trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu. Đây là lưỡi gươm vàng trí tuệ, mang hàm ý chặt đứt tất cả những trói buộc của vô minh phiền não, thứ cột chặt con người vào khổ đau, bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi. Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát nhã, biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức, nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn nhơ.

Ý nghĩa hạnh nguyện

Sau quá trình tu tập, giác ngộ và phát 23 lời đại nguyện Ngài tiến tu thành Phật, xưng danh Bồ-tát với trách nhiệm khai mở trí huệ, đưa chúng sinh tiến tới tri thức để gạt bỏ phiền muộn.

1. Công đức tôi cúng dường Phật, Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ-tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn Lục Độ.

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết Pháp trước tôi, và trong khi thuyết Pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả .

4. Tôi nguyện trong khi tu Bồ-tát đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.

5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo .

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyên hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi.

7. Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cần phải ăn uống những đồ vật chất.

8. Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thanh Văn và Duyên Giác. Thảy đều là các bực Bồ-tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

9. Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ-khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

10. Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí; trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ-tát, Thanh Văn, và Duyên Giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài Ngạ quỉ đói khát đều dùng no đủ. Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn.

11. Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam Muội, gọi là “Bất Khả Tư Nghị Hạnh”. Có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các Pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn .

12. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, cũng không có những người phá hư giới luật.

13. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lung và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vị Bồ-tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bong nở thì cho là ban ngày lúc nào bong xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá và không lạnh quá.

14. Nếu có vị Bồ-tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu Suất, sau mới giáng sanh đến cõi ấy.

15. Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên hư không mà nhập diệt.

16. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ-tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

17. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyên khi làm Bồ-tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của Chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

18. Tôi nguyện các vị Đẳng Giác Bồ-tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu có vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.

19. Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ-tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ-tát phát Bồ Đề tâm, tu Bồ-tát hạnh, mà đặng bự bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả.

20. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chân trên tọa Kim cang ở dưới cây Bồ Đề, trong giây lát chứng thành chánh giác.

21. Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa Phật và các vị Bồ-tát, nhiều như số cát sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các phép nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát Bồ Đề tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

22. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

23. Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không thiếu món gì. Nếu các vị Bồ-tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đêu thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ Đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo Pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần phải đợi tôi giải quyết nữa.

24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

25. Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ Khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.

Chùa Phước Viên