"Không làm mọi điều ác Thành tựu các hạnh lành Tâm ý giữ trong sạch Chính lời chư Phật dạy" (Kinh Pháp cú, câu 183)

Khóa tu “Ngày An Lạc”: TT.Thích Quảng Lực thuyết giảng về “Phúc báu thọ nhận 8 điều trai giới”

Sáng 28/7/2024 (23/6/Giáp Thìn), trong khóa tu “Ngày An lạc” được tổ chức hằng tuần tại chùa Phước Viên (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), TT. Thích Quảng Lực đã có buổi thuyết giảng Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, chủ đề “Phúc báu thọ nhận 8 điều trai giới”.

Vào thời của Phật, vị vua ác tâm thuở trước cũng sanh vào cõi này và làm vua ở nước Ma Kiệt Đà tên là Tần Bà Sa La. Vua và bà Vi Đề Hy sanh ra được một vị thái tử, nhưng khi sanh ra đứa trẻ này, có vị tiên sư nói với nhà vua rằng” đứa trẻ này có sức thù oán với vua rất lớn, khi lớn lên sẽ giết hại vua” nghe như vậy vua Tần Bà Sa La ra lịnh giết chết đứa bé này bằng cách là cho nó rớt xuống từ trên cao, tuy nhiên, đứa bé này không những không chết mà còn khỏe mạnh, chỉ trừ bị thương ở ngón tay, thấy vậy vua không sát hại nữa. Đặt tên cho đứa bé này là Thiện Kiến với vy họng rằng đứa trẻ này đi trên con đường thiện mà quên đi sự ân oán thưở xa xưa.

Nhân duyên đã đến, quả đã chín mùi, cho nên đương thời có Đề Bà Đạt Đa cũng muốn hại Phật, đến bảo với thái tử Thiện Kiến là ngài vốn không phải tên là Thiện Kiến mà tên là A Xà Thế, nghĩa là người có tâm thù oán trước khi sanh, cho nên khi sanh người, mẹ của người sợ thái tử lớn lên giết hại vua, nên cho thái tử rơi xuống từ trên cao, nhưng người không chết, ở trong thành này không ai mà không biết, chỉ có Thái tử mới không biết việc này thôi. nghe như vầy thái tử A Xà Thế sanh tâm trả thùthái tử này vốn là người lương thiện nhưng bị ác hữu Đề Bà Đạt Đa súi giục nên sanh lòng oán ghét, lập mưu để xóa ngôi và bắt vua nhốt vào trong ngục.

Chúng ta thấy, đó là những thứ nhân duyên kết tạo lâu đời, đợi khi nào nhân duyên chín mùi thì chúng sẽ đến với những ai đã tạo trong quá khứ, cho nên người tu đạo phải vè vặt những thứ nhân ác này, không nên sanh tâm sân hận mà phát ra những lời ác, mà phải nên sanh tâm hổ thẹn và sanh tâm hoan hỷ cho mọi người.

Tuy là bị giam trong nhà ngục nhưng vua không hề thấy đó là chướng ngại, không những không thối thất tâm Bồ Đề, mà trái lại còn tinh tấn phát tu hành trong khi đang thọ khổ trong nhà lau. Thân của người có thể giới hạnvua A xà thế có thể nhốt được thân ngài nhưng không làm sao có thể nhốt được cái tâm của vua Tần Bà Sa La. Sống trong nhà ngục nhưng Người không cảm thấy đó lá khổ, mà phát sanh tâm thanh tịnh nghĩ tưởng đến đức Thế Tôn.

“8 phần trai giới” ta thường gọi là Bát Quan Trai, là 8 thứ giới mà người tu hàng Phật tử tại gia thọ bát quan trai trong những ngày cuối tuần, vào mỗi hai tuần trong một tháng đó. 8 phần giới thì gọi là giới, không ăn quá ngọ thì gọi là trai.

8 giới đó dựa vào năm giới căn bản, nhưng được khai triển thêm để giúp tạo một đời sống tịnh hạnh, đơn giản, giúp tạo các điều kiện thuận lợi để tu dưỡng tâm trí. Đó là:

  • Không sát sinh.
  • Không trộm cắp.
  • Không hành dâm.
  • Không nói dối.
  • Không uống rượu và dùng các chất say.
  • Không ăn trái giờ (không ăn sau 12 giờ trưa).
  • Không tham gia múa hát, thổi kèn, đánh đàn, xem múa hát, nghe đàn, kèn, và không trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
  • Không nằm ngồi nơi quá cao và nơi xinh đẹp.

Ngày trai giới còn có tên gọi là ngày Bố-tát. Theo phong tục Ấn Độ ngày xưa, các giáo sĩ Bà-la-môn thực hiện các nghi lễ thanh tịnh hóa, rồi rời gia đình, chọn một nơi thanh vắng để sống độc cư trọn ngày, vào ngày trăng tròn (ngày rằm) và ngày đầu trăng (mồng 1). Trong bối cảnh đó, Đức Phật cho phép các vị tu sĩ đệ tử của Ngài hội họp lại vào các ngày đó, để tụng giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (giới luật tu sĩ) và thuyết giảng cho hàng đệ tử cư sĩ khi họ đến lưu lại tại chùa. Ngoài ra, cộng đồng Phật tử thời đó còn có 2 ngày trai giới khác là ngày giữa tuần trăng đầu (mồng 8) và ngày giữa tuần trăng sau (ngày 23).

Đó là 4 ngày trai giới căn bản của truyền thống Phật giáo nguyên thủy, vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Phật tử cư sĩ thường thọ trì sáu ngày trai giới trong tháng: 8, 14, 15, 23, 29, 30 (28, 29 cho tháng thiếu), hoặc tám ngày: 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30 (28, 29 cho tháng thiếu).

Các bài giảng của Đức Phật có liên quan đến 8 giới nầy đã được ghi lại trong Tăng chi bộ. Đức Phật giảng rằng người nào thọ trì 8 giới nghiêm túc với tâm trong sạch, người ấy sống tịnh hạnh như một vị A-la-hán.

Trong Tăng chi bộ, Đức Phật cũng khuyên các cư sĩ của bộ tộc Thích-ca (Sakya) trong các ngày Bố-tát phải nỗ lực hành trì bát quan trai giới, sống tinh cần, nhiệt tâm, không phóng dật trọn ngày và trọn đêm. Những lợi lạc do công phu tu tập đó còn to lớn hơn tài sản của cải mà họ có thể tích tụ được để sống sung túc cả trăm năm; vì công phu đó sẽ tạo thiện nghiệp đưa đến tái sinh trong các cõi trời an lạc với tuổi thọ cả ngàn năm. Hơn thế nữa, kết quả đó sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tuệ giác, đưa họ nhập dòng thánh giải thoát, qua các quả vị Dự lưu, Nhất lai và Bất lai.

 

Một số hình ảnh tại buổi giảng:

Nguồn: Sen Vàng OnlineTV